Chậm tiến độ cho metro-Cần lời nguyền gì

Metro số 1 ì ạch 16 năm chưa về đích, metro số 2 chưa khởi công đã 4 lần xin lùi tiến độ thêm hơn 10 năm so với kế hoạch ban đầu…

Nếu trung bình mỗi dự án metro “ngốn” từ 1 – 2 thập kỷ thì TP.HCM sẽ phải mất cả thế kỷ để hoàn thiện mạng lưới 8 tuyến đường sắt đô thị theo đúng quy hoạch.

Báo cáo tình hình thực hiện các dự án đường sắt đô thị mà Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) vừa gửi Sở Kế hoạch – Đầu tư và Viện Nghiên cứu phát triển TP cho thấy một bức tranh tổng thể về mạng lưới metro TP.HCM hiện nay.

Dàn hàng trễ tiến độ

Theo MAUR, thời gian qua, các dự án đường sắt đô thị đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Thành ủy, UBND TP cùng sự hỗ trợ của các bộ, sở ngành liên quan. Tuy nhiên, nhìn chung việc triển khai xây dựng các dự án còn chậm so với kế hoạch đề ra. Cụ thể, tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đã đạt tổng khối lượng thi công gần 91% nhưng hồi đầu năm 2021 đã phải xin điều chỉnh thời điểm hoàn thành vào quý 3/2023 thay vì quý 3/2021 theo Quyết định số 4856/2019 của UBND TP.HCM.

Làm sao giải 'lời nguyền' chậm tiến độ cho metro? - ảnh 1

Đối với tuyến tàu điện ngầm (metro) số 2 (Bến Thành – Tham Lương), MAUR đang chuẩn bị thủ tục đấu thầu tìm đơn vị thay thế, sau khi chấm dứt hợp đồng với tư vấn IC – tư vấn thực hiện tuyến metro số 2 giai đoạn 1. Việc này khiến dự án chậm thêm từ 12 – 18 tháng. MAUR đã làm việc với các nhà tài trợ, dự kiến chọn được tư vấn CS2B vào tháng 9.2023. Các gói thầu chính sẽ được phát hồ sơ mời cuối năm 2024, khởi công năm 2025 thay vì năm 2022 như kế hoạch gần đây; và nếu so với thời gian dự kiến khởi công được phê duyệt trong quy hoạch thì chậm tới 11 năm.

Đối với các dự án đường sắt đô thị còn lại như tuyến số 5 (từ cầu Sài Gòn – Bến xe Cần Giuộc mới), tuyến số 2 giai đoạn 2 (Bến Thành – Thủ Thiêm) hay tuyến 3a (Bến Thành – Tân Kiên), tiến độ thực hiện các thủ tục kết thúc các dự án vẫn còn chậm do vướng công tác giải phóng mặt bằng hoặc phụ thuộc vào việc thực hiện các dự án liên quan…

Như vậy, nếu chiếu theo Quy hoạch phát triển GTVT TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 được điều chỉnh, ban hành vào tháng 4.2013 rằng TP.HCM sẽ có 8 tuyến metro thì đã gần 1 thập kỷ trôi qua, “thành tích” metro của TP vẫn vỏn vẹn bằng 0.

Phụ thuộc vốn vay = đụng đâu vướng đó

Theo đánh giá của MAUR, các dự án đường sắt đô thị có quy mô và tổng mức đầu tư rất lớn, nhưng lợi nhuận thu được không cao nên khó có khả năng thu hút đầu tư của khu vực tư nhân hoặc sử dụng các nguồn vốn vay thương mại. Do đó, nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài cho các dự án là nguồn vốn quan trọng trong bối cảnh nguồn lực đầu tư trong nước có hạn.

Cần có cơ chế riêng cho TP.HCM toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về các dự án metro trên địa bàn. Trong đó, ưu tiên tối giản các thủ tục hành chính, thay đổi cách thức phê duyệt tất cả các công đoạn, tạo cơ chế thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân cả trong và ngoài nước tham gia.

TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu GTVT Việt Đức

Mặc dù vậy, trong quá trình chuẩn bị đầu tư, các quy định pháp luật về thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA; đầu tư xây dựng; đầu tư công… liên tục có sự thay đổi, gây khó khăn trong việc áp dụng. Điều này dẫn đến các báo cáo lập dự án đầu tư đã được thực hiện phải điều chỉnh hoặc thực hiện lại các bước lập đề xuất dự án, nghiên cứu tiền khả thi. Do thời gian chuẩn bị dự án kéo dài như nêu trên, số vốn cam kết của các nhà tài trợ khó đảm bảo, cùng với việc tính toán chi phí đầu tư cho dự án sẽ rất khó khăn do có nhiều thay đổi, biến động và trượt giá dẫn đến “đội vốn” qua các bước thực hiện.

 

077 567 3938
Contact Me on Zalo